CategoriesBlog

[Ảnh] Một Sài Gòn chuyển mình trong loạt ảnh năm 1945

Năm 1945 đánh dấu một giai đoạn đầy biến động của Sài Gòn khi có sự can thiệp đồng loạt của nhiều thế lực ngoại quốc.

Lúc này, sau bốn năm đô hộ Việt Nam, chính quyền thực dân Nhật đã mất quyết kiểm soát Sài Gòn do thất bại trước quân Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai. Trước khi rút lui, chính quyền Nhật đã trao lại vũ khí và bộ máy hành chính cho quân đội Anh, là cầu nối trung gian để chuyển giao quyền lực lại cho chính quyền Pháp. Mặt trận Việt Minh và nhà nước Việt Nam hoàn toàn không có mặt trong thỏa thuận này, và rồi giao tranh cũng sớm nổ ra giữa các cánh quân khác nhau tại miền Nam.

John Florea, một nhiếp ảnh gia của tạp chí Life, đã dành nhiều năm sự nghiệp để đưa tin về các cuộc chiến trải dài từ Âu đến Á. Tháng 10/1945, ông đã có mặt tại Sài Gòn để ghi lại những hình ảnh của thành phố trong thời kỳ này. Qua lăng kính nhiếp ảnh của John, người xem có thấy những mảng đối lập của cuộc sống lúc bấy giờ, khi cả thường dân và binh lính từ nhiều quốc gia khác nhau cùng bước chân trên phố phường của Sài Gòn.

Cùng Saigoninlove xem lại chương lịch sử này của Hòn Ngọc Viễn Đông qua loạt ảnh sau đây:

(Bên trái) Cư dân Sài Gòn nhặt tờ rơi tuyên truyền của quân Đồng Minh về việc truy lùng thành phần cách mạng Việt Nam. (Bên phải) Đường Lê Thị Hồng Gấm.
(Bên trái) Tướng Numata, cựu Chỉ huy Lực lượng Nhật Bản tại Sài gòn, thăm Sở chỉ huy Lực lượng Anh. (Bên phải) Người dân mua thức ăn tại một cửa hàng ở ngã tư Tự Do-Nguyễn Thiệp.
Con đường Đồng Khởi, trước đây là đường Catinat. 
Khách sạn Continental Palace nằm cạnh Nhà hát Thành phố.
Bến Bạch Đằng lúc này vẫn còn khá tĩnh lặng và mộc mạc. 
Ảnh chụp sông Sài Gòn và kênh Thị Nghè (bên trái) và Chợ Lớn (bên phải). 
Sông Sài Gòn và kênh Thị Nghè (bên trái), cùng khu vực trung tâm Sài Gòn có đường tàu điện (bên phải). 
Nhiếp ảnh gia John Florea (địa điểm chụp ảnh không phải ở Việt Nam). Nguồn ảnh: Life.